WHĐ (02.05.2012) / Vatican Insider – Cách đây ít năm, Đức Bênêđictô XVI đã thiết lập một Ủy ban để bàn thảo và tư vấn cho ngài về những vấn đề quan trọng của Giáo Hội tại Trung Quốc. Mới đây, từ ngày 23 đến 25 tháng Tư 2012, Ủy ban đã nhóm họp tại Roma. Sau đó Tòa Thánh đã công bố bản thông báo được Đức Bênêđictô XVI chuẩn y, nhằm trình bày rõ hơn giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội liên quan đến các giám mục tại Trung Quốc.
Chủ đề chính của cuộc họp lần này là Đào tạo giáo dân. Các giám mục và linh mục được mời gọi “nỗ lực hết sức để giúp người giáo dân vững vàng trong hiểu biết về giáo huấn của Giáo Hội, cách riêng về giáo hội học và giáo huấn xã hội của Giáo Hội”. Việc đào tạo này có tầm quan trọng đặc biệt đối với 12 triệu tín hữu tại Trung Quốc, với hai khối chính: khối được Nhà Nước nhìn nhận và khối ‘hầm trú’.
Trong năm 2011, Ủy ban đã thảo luận về đề tài Đào tạo linh mục và tu sĩ. Trong cuộc họp vừa qua, Ủy ban cũng nhìn lại những thành quả đạt được: tổ chức chương trình đào tạo cho 5.000 nữ tu (trong đó có 1.600 thuộc Giáo Hội hầm trú), và tổ chức thường huấn cho 3.200 linh mục (trong đó có 1.300 thuộc Giáo Hội hầm trú). Ủy ban cũng bày tỏ mối quan tâm về sự suy giảm ơn gọi trong những năm vừa qua và kêu gọi người công giáo cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Năm 2011, tổng số chủng sinh là khoảng 1.500.
Đề tài Đào tạo giáo dân chỉ chiếm 1/3 thời lượng cuộc họp. Thời gian còn lại được dành để trao đổi về những vấn đề quan trọng và đặc thù của Trung Quốc, trong đó vấn đề giám mục được quan tâm nhiều nhất. Vào cuối năm 2011, có 117 giám mục tại Trung Quốc. Trong số đó, có 7 vị bất hợp pháp. Tuy nhiên rất nhiều vị đã quá tuổi 75.
Bản thông báo viết “Giáo Hội cần những giám mục tốt” và nhắc các giám mục tại Trung Quốc rằng: “Chính từ Đức Kitô và qua Giáo Hội” mà các ngài “nhận lãnh nhiệm vụ và quyền bính”. Nói cách khác, nhiệm vụ và quyền bính của các giám mục không đến từ Chính quyền Bắc Kinh hay những tổ chức chính quyền, và các giám mục phải thi hành quyền bính “trong sự hiệp nhất với Đức giáo hoàng và với tất cả các giám mục trên toàn thế giới”.
Bản thông báo tiếp tục đi vào trọng tâm của vấn đề là việc những tổ chức do Chính quyền Trung quốc dựng nên, “tự đặt mình ở trên các giám mục và điều hành đời sống Giáo Hội”. Bản thông báo xác định những tổ chức này là Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc (thành lập năm 1957) và Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc. Tòa Thánh không nhìn nhận những tổ chức này.
Vì những tổ chức này vẫn tiếp tục cho mình có quyền làm như thế, nên Tòa Thánh nhắc nhở các tín hữu Trung Quốc, và cách gián tiếp nhắc nhở chính quyền Trung Quốc, rằng: như Đức Bênêđictô XVI đã nói rất rõ trong Lá thư gửi cho người công giáo Trung quốc, năm 2007, việc làm đó không phù hợp với giáo lý công giáo. Bản thông báo cho biết những chỉ thị của Đức Thánh Cha vẫn có hiệu lực và cần phải tuân giữ. Có như thế, “khuôn mặt Đức Kitô” mới bừng sáng, xua tan những nghi hoặc.
Tiếp theo, bản thông báo của Tòa Thánh tập trung vào những giáo sĩ đã vi phạm giáo huấn của Giáo Hội. Ở đây có hai nhóm: các giám mục bất hợp pháp và các giám mục hợp pháp. Các giám mục bất hợp pháp đã vi phạm giáo huấn của Giáo Hội vì họ đã được phong chức “cách bất hợp pháp”, nghĩa là không được Đức giáo hoàng chấp thuận, nhưng vẫn thi hành nhiệm vụ như giám mục. Làm như thế, “họ lạm dụng quyền mà Giáo Hội không trao cho họ”. Hơn thế nữa, như vài sự kiện xảy ra gần đây, khi họ tham dự nghi thức phong chức các giám mục được Đức giáo hoàng chấp thuận, họ càng làm cho tình trạng của mình trầm trọng hơn về giáo luật, “gây bối rối cho các tín hữu” và “thường xuyên xúc phạm lương tâm các linh mục và giáo dân”.
Nhóm thứ hai là các giám mục hợp pháp nhưng đã “tham dự vào những cuộc phong chức các giám mục bất hợp pháp”. Không nêu rõ con số nhưng bản thông báo cho biết nhiều giám mục trong số này đã xác định lập trường với Tòa Thánh và xin tha thứ, và Đức giáo hoàng đã vui lòng tha thứ. Tuy nhiên, bản thông báo nói thêm, còn có những giám mục khác đã tham dự vào những cuộc truyền chức bất hợp pháp nhưng vẫn chưa trình bày với Tòa Thánh, và Tòa Thánh khuyến khích các vị này nên tiến hành việc đó sớm hết sức có thể. Bản thông báo nói rằng các thành viên trong Ủy ban theo dõi những sự kiện trên “trong tinh thần đức ái” và hiểu được “những khó khăn riêng”, nhưng vẫn nhắc nhở các giám mục và linh mục Trung quốc rằng “không thể loan báo Tin Mừng bằng cách loại bỏ những yếu tố thiết yếu của đức tin và kỷ luật công giáo”.
Khẳng định trên là câu trả lời cho những người đứng đầu tổ chức Hội Công Giáo Yêu Nước và Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc, vì họ nại lý do loan báo Tin Mừng để biện minh cho việc phong chức bất hợp pháp. Bản thông báo nhấn mạnh: “Vâng phục Đức Kitô và Đấng kế vị thánh Phêrô là điều kiện tiên quyết cho sự canh tân đích thực, và điều này phải áp dụng cho mọi thành phần Dân Chúa”.
Điều đáng kể nữa là bản thông báo nhắc đến “những giám mục và linh mục đang bị giam giữ, hoặc phải chịu những hạn chế bất công trong việc thi hành sứ vụ”. Hiện nay có 3 giám mục và 12 linh mục đang phải chịu những đau khổ trên, hầu hết là những người thuộc Giáo Hội hầm trú, nhưng cũng có vài vị thuộc Giáo Hội chính thức. Ủy ban bày tỏ sự ngưỡng mộ trước “sức mạnh đức tin nơi các vị” và “sự hiệp nhất của họ với Đức Thánh Cha”, đồng thời kêu gọi mọi người cầu nguyện cách riêng cho các vị, để “họ đối diện với những khó khăn trong thanh thản và trung thành với Đức Kitô”.
Bản thông báo kết thúc với sự nhắc nhở người công giáo trên toàn thế giới về ngày 24 tháng Năm là ngày cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung quốc, và mời gọi mọi người cầu nguyện cho cộng đoàn tín hữu Trung quốc có được “sức mạnh và niềm an ủi, sự can đảm và tình thương”.
Chủ đề chính của cuộc họp lần này là Đào tạo giáo dân. Các giám mục và linh mục được mời gọi “nỗ lực hết sức để giúp người giáo dân vững vàng trong hiểu biết về giáo huấn của Giáo Hội, cách riêng về giáo hội học và giáo huấn xã hội của Giáo Hội”. Việc đào tạo này có tầm quan trọng đặc biệt đối với 12 triệu tín hữu tại Trung Quốc, với hai khối chính: khối được Nhà Nước nhìn nhận và khối ‘hầm trú’.
Trong năm 2011, Ủy ban đã thảo luận về đề tài Đào tạo linh mục và tu sĩ. Trong cuộc họp vừa qua, Ủy ban cũng nhìn lại những thành quả đạt được: tổ chức chương trình đào tạo cho 5.000 nữ tu (trong đó có 1.600 thuộc Giáo Hội hầm trú), và tổ chức thường huấn cho 3.200 linh mục (trong đó có 1.300 thuộc Giáo Hội hầm trú). Ủy ban cũng bày tỏ mối quan tâm về sự suy giảm ơn gọi trong những năm vừa qua và kêu gọi người công giáo cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Năm 2011, tổng số chủng sinh là khoảng 1.500.
Đề tài Đào tạo giáo dân chỉ chiếm 1/3 thời lượng cuộc họp. Thời gian còn lại được dành để trao đổi về những vấn đề quan trọng và đặc thù của Trung Quốc, trong đó vấn đề giám mục được quan tâm nhiều nhất. Vào cuối năm 2011, có 117 giám mục tại Trung Quốc. Trong số đó, có 7 vị bất hợp pháp. Tuy nhiên rất nhiều vị đã quá tuổi 75.
Bản thông báo viết “Giáo Hội cần những giám mục tốt” và nhắc các giám mục tại Trung Quốc rằng: “Chính từ Đức Kitô và qua Giáo Hội” mà các ngài “nhận lãnh nhiệm vụ và quyền bính”. Nói cách khác, nhiệm vụ và quyền bính của các giám mục không đến từ Chính quyền Bắc Kinh hay những tổ chức chính quyền, và các giám mục phải thi hành quyền bính “trong sự hiệp nhất với Đức giáo hoàng và với tất cả các giám mục trên toàn thế giới”.
Bản thông báo tiếp tục đi vào trọng tâm của vấn đề là việc những tổ chức do Chính quyền Trung quốc dựng nên, “tự đặt mình ở trên các giám mục và điều hành đời sống Giáo Hội”. Bản thông báo xác định những tổ chức này là Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc (thành lập năm 1957) và Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc. Tòa Thánh không nhìn nhận những tổ chức này.
Vì những tổ chức này vẫn tiếp tục cho mình có quyền làm như thế, nên Tòa Thánh nhắc nhở các tín hữu Trung Quốc, và cách gián tiếp nhắc nhở chính quyền Trung Quốc, rằng: như Đức Bênêđictô XVI đã nói rất rõ trong Lá thư gửi cho người công giáo Trung quốc, năm 2007, việc làm đó không phù hợp với giáo lý công giáo. Bản thông báo cho biết những chỉ thị của Đức Thánh Cha vẫn có hiệu lực và cần phải tuân giữ. Có như thế, “khuôn mặt Đức Kitô” mới bừng sáng, xua tan những nghi hoặc.
Tiếp theo, bản thông báo của Tòa Thánh tập trung vào những giáo sĩ đã vi phạm giáo huấn của Giáo Hội. Ở đây có hai nhóm: các giám mục bất hợp pháp và các giám mục hợp pháp. Các giám mục bất hợp pháp đã vi phạm giáo huấn của Giáo Hội vì họ đã được phong chức “cách bất hợp pháp”, nghĩa là không được Đức giáo hoàng chấp thuận, nhưng vẫn thi hành nhiệm vụ như giám mục. Làm như thế, “họ lạm dụng quyền mà Giáo Hội không trao cho họ”. Hơn thế nữa, như vài sự kiện xảy ra gần đây, khi họ tham dự nghi thức phong chức các giám mục được Đức giáo hoàng chấp thuận, họ càng làm cho tình trạng của mình trầm trọng hơn về giáo luật, “gây bối rối cho các tín hữu” và “thường xuyên xúc phạm lương tâm các linh mục và giáo dân”.
Nhóm thứ hai là các giám mục hợp pháp nhưng đã “tham dự vào những cuộc phong chức các giám mục bất hợp pháp”. Không nêu rõ con số nhưng bản thông báo cho biết nhiều giám mục trong số này đã xác định lập trường với Tòa Thánh và xin tha thứ, và Đức giáo hoàng đã vui lòng tha thứ. Tuy nhiên, bản thông báo nói thêm, còn có những giám mục khác đã tham dự vào những cuộc truyền chức bất hợp pháp nhưng vẫn chưa trình bày với Tòa Thánh, và Tòa Thánh khuyến khích các vị này nên tiến hành việc đó sớm hết sức có thể. Bản thông báo nói rằng các thành viên trong Ủy ban theo dõi những sự kiện trên “trong tinh thần đức ái” và hiểu được “những khó khăn riêng”, nhưng vẫn nhắc nhở các giám mục và linh mục Trung quốc rằng “không thể loan báo Tin Mừng bằng cách loại bỏ những yếu tố thiết yếu của đức tin và kỷ luật công giáo”.
Khẳng định trên là câu trả lời cho những người đứng đầu tổ chức Hội Công Giáo Yêu Nước và Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc, vì họ nại lý do loan báo Tin Mừng để biện minh cho việc phong chức bất hợp pháp. Bản thông báo nhấn mạnh: “Vâng phục Đức Kitô và Đấng kế vị thánh Phêrô là điều kiện tiên quyết cho sự canh tân đích thực, và điều này phải áp dụng cho mọi thành phần Dân Chúa”.
Điều đáng kể nữa là bản thông báo nhắc đến “những giám mục và linh mục đang bị giam giữ, hoặc phải chịu những hạn chế bất công trong việc thi hành sứ vụ”. Hiện nay có 3 giám mục và 12 linh mục đang phải chịu những đau khổ trên, hầu hết là những người thuộc Giáo Hội hầm trú, nhưng cũng có vài vị thuộc Giáo Hội chính thức. Ủy ban bày tỏ sự ngưỡng mộ trước “sức mạnh đức tin nơi các vị” và “sự hiệp nhất của họ với Đức Thánh Cha”, đồng thời kêu gọi mọi người cầu nguyện cách riêng cho các vị, để “họ đối diện với những khó khăn trong thanh thản và trung thành với Đức Kitô”.
Bản thông báo kết thúc với sự nhắc nhở người công giáo trên toàn thế giới về ngày 24 tháng Năm là ngày cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung quốc, và mời gọi mọi người cầu nguyện cho cộng đoàn tín hữu Trung quốc có được “sức mạnh và niềm an ủi, sự can đảm và tình thương”.
(Theo Vatican Insider)
Đằng sau là chính quyền :-t TQ chỉ đạo thôi..........
Trả lờiXóaCõ lẽ là vậy và cũng có thể là ko @-)
XóaÔi Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc b-(
Trả lờiXóaXin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,
Trả lờiXóangõ hầu tâm trí được khôn ngoan.
Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện,
biết noi theo luật pháp CHÚA TRỜI
Đăng nhận xét