Giã bánh giầy mừng lễ quan thầy Giáo xứ Nam Lạng


Đây là truyền thống tốt đẹp của Giáo xứ Nam lạng mỗi khi ngày lễ quan thầy đến là các khu, các giáo họ giã bánh gầy đần kính quan thầy.

Lễ Mẹ dâng Chúa vào đền thờ
Sau khi sinh hạ Chúa Giêsu được 40 ngày, Mẹ Maria và Thánh Giuse đưa Hài Nhi lên đền thánh Giêrusalem và hiến dâng lên Thiên Chúa đúng theo Lề luật của Môisen. Mẹ Maria cũng được làm phép thanh tẩy như tập tục của người Do thái sau khi sinh con.

Lễ Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ cũng gọi là Lễ Nến, vì cây nến cháy tượng trưng Chúa Kitô là "Ánh Sáng muôn dân". Cha chủ tế làm phép nến và cùng cộng đoàn rước nến vào Nhà thờ. Giáo dân dùng nến đã làm phép để thắp sáng trên bàn thờ gia đình và trong những trường hợp khó khăn hay bệnh tật.

Theo ý nghĩa Phụng vụ Đông phương, lễ Mẹ dâng Chúa là cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với loài người. Cụ già Simêon và nữ tiên tri Anna là trung gian. Trong suốt cuộc đời công chính đạo hạnh, ông Simêon hằng ngóng đợi niềm an ủi của Israel cũng là ơn Cứu độ của muôn dân. Khi cuộc đời xế chiều, ông được linh cảm đến đền thờ gặp gỡ Hài Nhi, được ẵm Chúa trên tay, ông toại nguyện và chúc tụng Chúa là Đấng Cứu Thế, là Ánh Sáng muôn dân và là vinh quang của Israel (Lc 2,25-32). Bà Anna cũng gần một thế kỷ đêm ngày kiêng chay cầu nguyện trong đền thờ. Giờ đó, bà cũng được gặp gỡ Hài Nhi. Bà tán tụng Chúa và nói về Ngài cho mọi người ngóng đợi sự giải thoát của Giêrusalem (Lc 2,36-38).

Theo truyền thống, vào dịp lễ này, người mẹ đem con nhỏ đến Nhà thờ để dâng cho Chúa. Cha chủ tế đặt tay chúc lành và tặng quà cho các cháu nhỏ.

Từ năm 1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đặt ngày lễ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ làm ngày của Đời Sống Thánh Hiến. Chúa Giêsu được dâng hiến cho Chúa Cha nên trọn vẹn thuộc về Cha. Suốt đời, Ngài sống cho Cha, thi hành thánh ý Cha, vâng lời Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết thập giá. "Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha", đây là một hiến dâng trọn vẹn nhất. Những người sống đời thánh hiến muốn noi gương Chúa Giêsu, dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa. Theo lời khuyên của Phúc âm, các Tu sĩ tự nguyện sống đời trong sạch, nghèo khó và vâng lời.

"Lời khấn khiết tịnh mở rộng con tim cho đến chiều kích của con tim Đức Kitô và làm cho nó có thể yêu mến như Người đã yêu. Lời khấn nghèo khó giải thoát ta khỏi nô lệ các sự vật và các nhu cầu giả tạo đang lôi cuốn xã hội tiêu dùng và dẫn ta đến việc tái khám phá Đức Kitô, kho tàng duy nhất đáng để ta tìm kiếm. Lời khấn vâng phục đặt cuộc sống hoàn toàn trong bàn tay Đức Kitô ngõ hầu Người có thể sử dụng theo kế hoạch của Thiên Chúa và biến nó trở nên một tuyệt tác" (Xuất phát lại từ ĐKT, số 22).

Huấn thị “Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô” của ĐTC Gioan Phaolô II viết cho các Tu sĩ, được đúc kết lại trong ba chữ S: Say mê Đức Kitô, Sống hiệp thông và Sẵn sàng lên đường cho sứ vụ.

Tu sĩ là người cảm nhận tình yêu sâu xa của Thiên Chúa và muốn đáp trả lại. Đó là tình yêu hy sinh, quên mình, phục vụ, tình yêu thể hiện bằng việc làm, bằng chính bản thân. Tu sĩ dâng hiến cả cuộc đời mình cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Chính tình yêu đã khiến các Tu sĩ muốn nên giống Chúa Giêsu. Ba lời khấn chỉ có giá trị với tình yêu trọn vẹn. Ba lời khấn chính là ba khía cạnh biểu lộ một tình yêu. Thiếu tình yêu, những lời khấn trở thành hình thức, nặng nề, trói buộc.

Thư mục vụ Năm Đức Tin của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã kêu gọi: “Tu sĩ là ‘những người mong muốn bước theo Đức Kitô gần gũi hơn, dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa là Đấng đáng mến trên hết mọi sự và theo đuổi sự trọn hảo của đức mến để phục vụ Nước Trời’ (GLCG số 916).Vì thế, hơn ai hết, anh chị em là chứng nhân đức tin bằng chính đời sống hiến dâng và bằng công việc tông đồ trong nhiều môi trường và lãnh vực khác nhau. Ước mong Năm Đức Tin sẽ tạo một đà lực mới cho đời sống chứng tá và sứ vụ loan báo Tin Mừng mà anh chị em đã cam kết” (số 9).

Khi trung thành với lời khuyên của Phúc âm, các Tu sĩ trở nên ánh sáng của Thiên Chúa giữa trần gian. Ánh sáng siêu thoát trên của cải vật chất. Ánh sáng trao ban quảng đại. Ánh sáng tự chế ngự bản thân. Ánh sáng quên mình vì hạnh phúc của người khác. Ánh sáng lý tưởng, nâng tâm hồn lên những chân trời cao thượng. Ánh sáng của một tình yêu dâng hiến.

Hiệp thông cầu nguyện đặc biệt cho các Tu Sĩ Nam Nữ luôn là người say mê Đức Kitô trong đời sống tâm linh, sống hiệp thông trong tình huynh đệ và luôn sẵn sàng lên đường thực thi sứ vụ để trở nên ánh sáng giữa cuộc đời hôm nay.
Mới hơn Cũ hơn