QUAN THẦY BỔN MẠNG GIÁO XỨ NAM LẠNG
LỄ ĐỨC MẸ DÂNG CON VÀO ĐỀN THỜ
(Ngày 2/2 dương lịch hằng năm)
1. LỊCH SỬ NGÀY LỄ
Năm 1909, khi mọi công việc nền móng của việc xây dựng Thánh Đường giáo xứ được
ổn định, các cột, xà nhà thờ được dựng lên. Một câu chuyện được thuật lại như
sau: “Hồi đó khi dựng nhà thờ, đã xảy ra một tai nạn nhỏ đó là cụ Ngũ Thập bị
hoành rơi vào đầu, Cha cố Giuse Lê Đình Trang đã ban Bí Tích Sức Dầu cho cụ nhưng nhờ Ơn Chúa
cụ đã tỉnh lại. Cụ nói: “Đức Mẹ bảo tôi 20 năm sau con mới lìa đời” và sự đã xảy
ra đúng như vậy". Ngay sau đó giáo xứ chúng ta đã nhận Mẹ Dâng
Con Vào Đền Thờ làm Quan Thầy.
Ngày lễ này lúc đầu được mừng bên Giáo Hội Đông Phương, kính nhớ ‘cuộc Gặp Gỡ.’ Vào thế kỷ VI, lễ này bắt đầu được mừng tại Tây Phương. Ở Roma, ngày lễ mang đậm sắc thái sám hối; ở Pháp thì tổ chức những cuộc rước nến và ban phép lành trọng thể, vì thế nhiều người gọi là ‘lễ Nến.’ Sự kiện dâng Chúa vào Đền Thánh khép lại thời gian kính nhớ cuộc giáng sinh, bằng sự kiện Đức Mẹ Đồng Trinh dâng Chúa vào Đền Thánh, cùng với lời tiên báo của cụ già Simeon. Từ đây các biến cố hướng về ngày Phục Sinh.
Vâng! Một câu chuyện có thật và khá thú vị như vậy, tuy ít người biết đến vì những người cùng thời cụ Ngũ Thập bây giờ trong giáo xứ chúng ta cũng còn rất ít và hẳn các cụ cũng đã cao tuổi. Còn thế hệ trẻ thì có thể vì một vài lý do khách quan mọi người cũng không để ý tới việc này. Xong câu chuyện về ngày lễ Quan Thấy - Đức Mẹ Dâng Con Vào Đền Thờ (2/2 dương lịch hằng năm), luôn luôn là một chủ đề có độ "hot" và được toàn thể cộng đoàn giáo xứ quan tâm.
2. TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Theo truyền thống tốt đẹp của quê hương Nam Lạng, chuẩn bị cho ngày lễ này, bà con giáo dân theo các giáo khu sẽ tổ chức giã bánh giầy để mừng lễ, tổ chức liên hoan theo khu xóm, đoàn hội hoặc gia đình mừng lễ trọng thể. Vào ngày lễ chính tiệc, người ta đem bánh giầy, nến tới nhà thờ để làm phép như một cử chỉ rất tốt đẹp.
Cha cựu Chánh xứ Mic. Phạm Văn Tương và hình ảnh giã bánh giầy tại giáo khu Phê rô
Các nghệ nhân tỷ mỉ nhào nặn từng tấm bánh
Những tấm bánh được tạo hình hết sức chỉn chu
3. QUAN THẦY CỦA ĐỒNG HƯƠNG XA QUÊ
Cùng mang tâm tình của những người con Nam Lạng, vì cuộc sống nên họ phải tạm xa quê hương mưu sinh tại các tỉnh phía Nam thì vào ngày lễ bổn mạng của giáo xứ này mọi người cũng tụ họp nhau lại tại nhà nguyện Nam Lạng - Biên Hòa, Đồng Nai. Để cùng nhau gặp mặt, dâng lời ngợi ca Thiên Chúa và cầu nguyện cho tiên nhân.
Thư mời dự lễ Quan Thầy của đồng hương Nam Lạng 2015
4. Ý NGHĨA NGÀY LỄ
Thánh Luca đã cẩn thận ghi lại lời tiên báo của ông Simeon nói với Đức Maria. Lời tiên báo ấy tạo nên một liên kết giữa tương lai của Mẹ và Con. Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn bà. Ghi nhớ những lời của ông Simeon, chúng ta hướng ánh nhìn từ Con sang Mẹ, từ Chúa Giêsu sang Mẹ Maria. Mầu nhiệm liên kết này đã hợp nhất Mẹ với Chúa Kitô, Chúa Kitô là ‘dấu chỉ cho người ta chống đối,’ một điều thực sự vô cùng lạ lùng.
Trong ngày dâng con vào Đền Thánh, Đức Maria đã biết rằng đời Mẹ được gắn liền mật thiết với đời Con Mẹ. Lưỡi gươm ông Simeon nói chính là sự thông phần của Đức Maria vào những đau khổ của Con Mẹ. Chúa đã tử nạn trên thập giá vì tội lỗi chúng ta. Chính tội lỗi chúng ta đã gây nên những khổ sầu cho Mẹ Maria. Vì thế, chúng ta có bổn phận không những phải đền tạ Chúa, mà còn phải đền tạ Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ là Mẹ chúng ta.
Xin cho mỗi người con trong giáo xứ Nam Lạng chúng ta biết noi gương Mẹ biết gắn bó mật thiết đời mình với Chúa qua đời sống Đức Tin, biết nhận ra Thánh Ý Chúa định và kiên trì vác Thánh Giá đời mình đi bên Chúa.
Nhân dịp năm mới sắp đến cầu chúc phước lành của Thiên Chúa ở cùng anh chị em luôn mãi. Chúc mọi người một năm mới an khang, hạnh phúc, mọi điều tốt đẹp.
Thay mặt
Ban Truyền Thông
Ban Truyền Thông
Đăng nhận xét