">1. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 06 tháng Giêng Lễ Hiển Linh
Trưa thứ Ba 06 tháng Giêng, Lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hơn 100 ngàn tín hữu và du khách hành hương. Trong bài huấn dụ ngài nói: Trong đêm Chúa giáng sinh đã có vài mục đồng người Do thái tìm đến hang đá thờ lậy Chúa. Hôm nay trong lễ Hiển Linh chúng ta kỷ niệm ba Đạo Sĩ từ Đông Phương tìm tới thờ lạy Hài Nhi, Vua người Do thái, Đấng Cứu Thế đại đồng. Cử chỉ thờ lậy của các Đạo Sĩ làm chứng cho thấy Chúa Giêsu đến trần gian không chỉ cho dân Ngài, mà cho tất cả mọi người. Vì thế ngày lễ hôm nay cử hành việc Chúa biểu lộ tình yêu và cống hiến ơn cứu độ cho mọi dân tộc. Như là Đấng Tạo Dựng và là Cha của mọi người Ngài muốn là Đấng Cứu Độ mọi người. Vì thế chúng ta đuợc mời gọi luôn nuôi dưỡng sự tin tưởng và hy vọng lớn đối với mỗi một người, cả những người xem ra xa Chúa, nhưng bị tình yêu si mê và trung thành của Ngài theo đuổi.
Phúc Âm trình thuật chuyến du hành của ba Đạo Sĩ Phương Đông đi tìm gặp Chúa Kitô.
Họ chú ý tới các dấu chỉ, không mệt mỏi đương đầu với các khó khăn, can đảm lãnh nhận các hậu quả cuộc gặp gỡ với Chúa. Đối với chúng ra cũng thế, kiếm tìm Thiên Chúa có nghĩa là bước đi, nhìn trời và nhận ra nơi dấu chỉ của ngôi sao Thiên Chúa vô hình nói với con tim chúng ta. Ngôi sao có thể dẫn chúng ta tới gặp Chúa Giêsu là Lời Chúa. Nó là ánh sáng định hướng cho con đường đời ta, nuôi dưỡng và tái sinh đức của ta, liên tục canh tân con tim và các cộng đoàn. Vì thế đừng quên đọc và suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày để Lời Chúa là ánh lửa soi đường cho ta đến với Chúa. Bước đi, không mệt mỏi, can đảm, với Lời Chúa luôn luôn đem theo trong người.
2. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 04 tháng Giêng
Trưa Chúa Nhật 04 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài giảng, Ngài nhắn nhủ mọi người hãy kiến tạo bình an trong mọi hoàn cảnh phải đối diện.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến
Tin Mừng Thánh Gioan chúng ta đã đọc hôm nay nói rằng : “Ánh sáng chiếu soi bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng”. Nhiều người nói rất nhiều về bình an, nhưng họ thường ưa thích sự yên bình giả tạo của bóng tối. Chúng ta cũng nói nhiều về bình an, nhưng lại cậy nhờ đến chiến tranh và chọn lựa thái độ câm lặng mang tính đồng lõa hoặc chẳng làm gì cụ thể để kiến tạo bình an. Cõi lòng con người có thể khước từ ánh sáng và ưa thích bóng tối hơn, bởi vì ánh sáng phơi bày các hành vi xấu xa của con người. Những kẻ làm điều xấu xa căm ghét ánh sáng! Họ cũng căm ghét hòa bình!
Ít ngày trước, chúng ta đã khởi đầu năm mới với thánh lễ kính Mẹ Thiên Chúa, với việc cử hành Ngày Hòa Bình Thế Giới có chủ đề “Không còn là nô lệ, nhưng là anh em”. Mong ước của tôi là người ta dẹp bỏ được sự bóc lột giữa người với người. Sự bóc lột này là một nỗi thương tâm xã hội vốn xỉ nhục những tương quan giữa con người với nhau và ngăn cản một cuộc chung sống được ghi dấu ấn bởi sự tôn trọng, công bình và bác ái. Mọi người và mọi dân nước đều đói khát bình an; vì thế kiến tạo bình an là điều cần thiết và khẩn cấp biết bao!
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
Bình an không chỉ là vắng bóng chiến tranh, nhưng là một tình trạng phổ quát trong đó nhân loại sống hòa hợp với chính bản thân mình, sống hòa hợp với thiên nhiên và hòa hợp với tha nhân. Đấy mới là bình an. Tuy nhiên, dập tắt tiếng súng và dẹp bỏ những mầm mống của chiến tranh vẫn là những điều kiện tiên quyết để tạo ra một khởi đầu mới trong cuộc hành trình vươn tới hòa bình trong những chiều kích khác nhau của hành trình ấy. Tôi nghĩ đến những xung đột đã làm đổ máu nhiều vùng trên khắp hành tinh này, đến những căng thẳng trong các gia đình và trong các cộng đoàn: vì trong biết bao gia đình, biết bao cộng đoàn, ngay cả các giáo xứ vẫn đang có chiến tranh! Thậm chí cả những xung đột nảy sinh trong những thành phố của chúng ta và những quốc gia của chúng ta, giữa những nhóm khác biệt về nguồn gốc văn hóa, chủng tộc và tôn giáo. Chúng ta phải thuyết phục chính mình, bất kể mọi mâu thuẫn hiển nhiên, rằng sự hòa hợp luôn hoàn toàn khả thi ở mọi cấp độ cũng như mọi hoàn cảnh. Sẽ chẳng có tương lai nếu thiếu vắng ý định và dự phóng cho bình an! Thiếu vắng bình an sẽ chẳng có tương lai!
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng:
Bình an đã được loan báo, như thể ân ban đặc biệt của Thiên Chúa, trong ngày giáng sinh của Đấng Cứu Thế: ‘Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương’ (Lc 2, 14). Ân ban này đòi hỏi phải được khẩn nài liên lỉ trong lời cầu nguyện. Chúng ta phải nhớ rằng: “Gốc rễ của bình an là cầu nguyện”. Ân ban này phải được khẩn xin và phải được đón nhận mỗi ngày cùng với nghĩa vụ trong những trạng huống mà chúng ta gặp phải. Ngay những buổi đầu của năm mới này, tất cả chúng ta được kêu gọi để tái nhen nhúm lên trong con tim một động lực của hy vọng vốn phải được thể hiện ra nơi những hành vi cụ thể của bình an.
Mỗi người chúng ta phải thực thi những cử chỉ của tình huynh đệ tương xứng với đồng loại, đặc biệt là những ai đang trải nghiệm những căng thẳng trong gia đình hay những sự bất hòa thuộc các loại khác nhau. Những cử chỉ nhỏ bé này rất có giá trị: chúng có thể là hạt mầm trao ban hy vọng, chúng có thể mở ra những con đường và viễn tượng của bình an.
Giờ đây, chúng ta hãy khẩn cầu Đức Maria, Nữ Vương Hòa Bình. Trong suốt cuộc đời mình, Mẹ đã gặp phải không ít những khó khăn trói buộc Mẹ như khó nhọc hằng ngày của hành trình hiện sinh. Nhưng Mẹ chưa bao giờ đánh mất bình an trong tâm hồn, là hoa trái của sự phó thác đầy tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy khẩn nài Đức Mẹ, là Mẹ âu yếm của chúng ta, soi dẫn cho toàn thế giới con đường đảm bảo trong tình yêu và bình an.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha cũng đã gửi lời chào tất cả khách hành hương đến từ Ý và khắp mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt trong dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố bổ nhiệm 15 Hồng Y mới vào ngày 14 tháng Hai tới đây, trong đó có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, là Tổng Giám Mục Hà Nội.
3. Câu Chuyện Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Vào Đền Thánh
Theo luật Maisen cũng là tục lệ của người Do thái, những người con trai được sinh ra, nhất là con đầu lòng, sau 40 ngày bà mẹ phải đưa đến Đền thờ, trước là dâng con cho Chúa, sau là chính mình làm lễ tẩy uế.
Vậy sau khi Chúa Giêsu sinh ra được 40 ngày, Đức Maria đem con lên Đền thờ dâng cho Thiên Chúa theo luật Do thái. Mẹ Ngài hoàn toàn thanh sạch, không cần phải giữ luật ấy, nhưng Mẹ cũng thi hành đầy đủ lễ nghi, trước là vâng theo ý Chúa, sau là để người ta khỏi mắc phải sai lầm.
Hôm ấy, ông già Simêon là người hằng mong đợi được trông thấy Đấng Cứu Thế, lên Đền thờ cũng là ngày cha mẹ dâng Hài Nhi Giêsu trong Đền thờ. Vừa trông thấy Hài Nhi, được ơn trên soi sáng chỉ dẫn, ông rất vui mừng, vội đưa tay ẵm kính Hài Nhi và chúc tụng Thiên Chúa : “Lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành cho muôn dân : Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel dân Ngài” (Lc 2,29-32).
Hai Ông Bà thấy và nghe như thế thì lấy làm lạ, chưa kịp hỏi han gì thì cụ già Simêon nhìn lên Đức Mẹ mà thưa : “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người ta chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”(Lc 2,34-35). Đồng thời, nữ tiên tri Anna trông thấy Chúa Hài Nhi , bà cũng nói lên lời chúc tụng Thiên Chúa và nói lại cho người ta biết rằng chính Ngài là Vị Cứu Thế muôn dân đang chờ đợi.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Mặc dầu biết Đức Giêsu, con mình, là Con Thiên Chúa, Đức Maria và thánh Giuse vẫn tuân thủ tất cả những gì luật đòi buộc. Và sau cùng, để chuộc lại con mình, hai Ông Bà vì nghèo nàn chỉ dâng lên Thiên Chúa một đôi chim gáy với tất cả tấm lòng thành.
Lễ hôm nay cũng là Lễ Nến
Khi lễ này được du nhập vào phụng vụ Rôma, Đức Thánh Cha Sergiô I lại thêm vào nghi thức rước nến, vì vậy lễ dâng Chúa Giêsu vào Đền thờ hôm nay cũng được gọi là Lễ Nến, vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giêsu là Ánh Sáng của muôn dân.
Chính cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giêsu. Thánh Xôprôniô, Giám mục Giêrusalem đã nói: “Đây là ý nghĩa của mầu nhiệm : chúng ta tiến bước, đèn sáng trong tay, chúng ta hăm hở đi tới, mang theo đèn sáng để nói lên rằng ánh sáng đã chiếu soi chúng ta và ánh sáng đó sẽ làm cho chúng ta nên rạng ngời. Nào mau lên, tất cả chúng ta cùng nhau ra đón Chúa. Người là Ánh Sáng thật đã đến, Ánh Sáng chiếu soi mọi người sinh ra trên thế gian. Vậy, thưa anh em, mọi người chúng ta hãy đón nhận ánh sáng và hãy tỏa sáng” (Kinh Sách, các bài đọc ngày 02.02).
Cuộc rước trong phụng vụ hôm nay nói lên đời sống của mỗi tín hữu phải giãi chiếu ánh sáng cho người khác. Chúa Kitô là ánh sáng cho trần gian. “Ánh Sáng” là một từ thường được dùng để chỉ về sự sống và chân lý. Thiếu ánh sáng là cô đơn, nghi nan và lầm lạc. Chúa Kitô là Sự Sống cho thế gian và cho mọi người, Là Ánh Sáng chiếu soi, là Chân Lý giải thoát, Là tình Yêu viên mãn… Mỗi khi cầm nên đi trong đoàn kiệu, chúng ta thông phần vào ánh sáng của Chúa Kitô.
4. Buổi đọc kinh Truyền Tin Lễ Kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày đầu năm mới 2015, Đức Thánh Cha đã nhắc đến sự liên kết mật thiết giữa Chúa Kitô và Mẹ Ngài. “Không thể tách rời sự chiêm ngắm Chúa Giêsu, Ngôi Lời Sự Sống trở nên hữu hình và có thể đụng chạm đến được (Xc 1 Ga 1,1), ra khỏi sự chiêm ngắm Mẹ Maria Đấng đã trao ban cho Người tình thương và xác thể nhân trần của Mẹ”.
Nhân ngày đầu năm mới, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở các tín hữu nhớ đến ngày mình chịu phép rửa tội, tái khám phá món quà nhận được trong bí tích này, tái sinh chúng ta vào đời sống mới, sự sống thần linh. Việc tái sinh này qua Mẹ Giáo Hội, có mẫu gương là Mẹ Maria. Nhờ phép rửa, chúng ta được dẫn vào sự hiệp thông với Thiên Chúa và chúng ta không còn tùy thuộc sự ác và tội lỗi nữa. Trái lại chúng ta nhận được tình thương, sự dịu hiền và lòng từ bi của Chúa Cha trên trời.
Nhắc đến Ngày Hòa bình thế giới, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng kinh nguyện là cội rễ của hòa bình và hòa bình luôn luôn là điều có thể. Kinh nguyện làm cho hòa bình nẩy mầm. Ngày Hòa bình năm nay có chủ đề là ”không còn là nô lệ nữa, nhưng là anh chị em”. Sứ điệp này có liên hệ tới tất cả chúng ta. Tất cả đều được mời gọi bài trừ mọi hình thức nô lệ và xây dựng tình huynh đệ.
Trưa thứ Ba 06 tháng Giêng, Lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hơn 100 ngàn tín hữu và du khách hành hương. Trong bài huấn dụ ngài nói: Trong đêm Chúa giáng sinh đã có vài mục đồng người Do thái tìm đến hang đá thờ lậy Chúa. Hôm nay trong lễ Hiển Linh chúng ta kỷ niệm ba Đạo Sĩ từ Đông Phương tìm tới thờ lạy Hài Nhi, Vua người Do thái, Đấng Cứu Thế đại đồng. Cử chỉ thờ lậy của các Đạo Sĩ làm chứng cho thấy Chúa Giêsu đến trần gian không chỉ cho dân Ngài, mà cho tất cả mọi người. Vì thế ngày lễ hôm nay cử hành việc Chúa biểu lộ tình yêu và cống hiến ơn cứu độ cho mọi dân tộc. Như là Đấng Tạo Dựng và là Cha của mọi người Ngài muốn là Đấng Cứu Độ mọi người. Vì thế chúng ta đuợc mời gọi luôn nuôi dưỡng sự tin tưởng và hy vọng lớn đối với mỗi một người, cả những người xem ra xa Chúa, nhưng bị tình yêu si mê và trung thành của Ngài theo đuổi.
Phúc Âm trình thuật chuyến du hành của ba Đạo Sĩ Phương Đông đi tìm gặp Chúa Kitô.
Họ chú ý tới các dấu chỉ, không mệt mỏi đương đầu với các khó khăn, can đảm lãnh nhận các hậu quả cuộc gặp gỡ với Chúa. Đối với chúng ra cũng thế, kiếm tìm Thiên Chúa có nghĩa là bước đi, nhìn trời và nhận ra nơi dấu chỉ của ngôi sao Thiên Chúa vô hình nói với con tim chúng ta. Ngôi sao có thể dẫn chúng ta tới gặp Chúa Giêsu là Lời Chúa. Nó là ánh sáng định hướng cho con đường đời ta, nuôi dưỡng và tái sinh đức của ta, liên tục canh tân con tim và các cộng đoàn. Vì thế đừng quên đọc và suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày để Lời Chúa là ánh lửa soi đường cho ta đến với Chúa. Bước đi, không mệt mỏi, can đảm, với Lời Chúa luôn luôn đem theo trong người.
2. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 04 tháng Giêng
Trưa Chúa Nhật 04 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài giảng, Ngài nhắn nhủ mọi người hãy kiến tạo bình an trong mọi hoàn cảnh phải đối diện.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến
Tin Mừng Thánh Gioan chúng ta đã đọc hôm nay nói rằng : “Ánh sáng chiếu soi bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng”. Nhiều người nói rất nhiều về bình an, nhưng họ thường ưa thích sự yên bình giả tạo của bóng tối. Chúng ta cũng nói nhiều về bình an, nhưng lại cậy nhờ đến chiến tranh và chọn lựa thái độ câm lặng mang tính đồng lõa hoặc chẳng làm gì cụ thể để kiến tạo bình an. Cõi lòng con người có thể khước từ ánh sáng và ưa thích bóng tối hơn, bởi vì ánh sáng phơi bày các hành vi xấu xa của con người. Những kẻ làm điều xấu xa căm ghét ánh sáng! Họ cũng căm ghét hòa bình!
Ít ngày trước, chúng ta đã khởi đầu năm mới với thánh lễ kính Mẹ Thiên Chúa, với việc cử hành Ngày Hòa Bình Thế Giới có chủ đề “Không còn là nô lệ, nhưng là anh em”. Mong ước của tôi là người ta dẹp bỏ được sự bóc lột giữa người với người. Sự bóc lột này là một nỗi thương tâm xã hội vốn xỉ nhục những tương quan giữa con người với nhau và ngăn cản một cuộc chung sống được ghi dấu ấn bởi sự tôn trọng, công bình và bác ái. Mọi người và mọi dân nước đều đói khát bình an; vì thế kiến tạo bình an là điều cần thiết và khẩn cấp biết bao!
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
Bình an không chỉ là vắng bóng chiến tranh, nhưng là một tình trạng phổ quát trong đó nhân loại sống hòa hợp với chính bản thân mình, sống hòa hợp với thiên nhiên và hòa hợp với tha nhân. Đấy mới là bình an. Tuy nhiên, dập tắt tiếng súng và dẹp bỏ những mầm mống của chiến tranh vẫn là những điều kiện tiên quyết để tạo ra một khởi đầu mới trong cuộc hành trình vươn tới hòa bình trong những chiều kích khác nhau của hành trình ấy. Tôi nghĩ đến những xung đột đã làm đổ máu nhiều vùng trên khắp hành tinh này, đến những căng thẳng trong các gia đình và trong các cộng đoàn: vì trong biết bao gia đình, biết bao cộng đoàn, ngay cả các giáo xứ vẫn đang có chiến tranh! Thậm chí cả những xung đột nảy sinh trong những thành phố của chúng ta và những quốc gia của chúng ta, giữa những nhóm khác biệt về nguồn gốc văn hóa, chủng tộc và tôn giáo. Chúng ta phải thuyết phục chính mình, bất kể mọi mâu thuẫn hiển nhiên, rằng sự hòa hợp luôn hoàn toàn khả thi ở mọi cấp độ cũng như mọi hoàn cảnh. Sẽ chẳng có tương lai nếu thiếu vắng ý định và dự phóng cho bình an! Thiếu vắng bình an sẽ chẳng có tương lai!
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng:
Bình an đã được loan báo, như thể ân ban đặc biệt của Thiên Chúa, trong ngày giáng sinh của Đấng Cứu Thế: ‘Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương’ (Lc 2, 14). Ân ban này đòi hỏi phải được khẩn nài liên lỉ trong lời cầu nguyện. Chúng ta phải nhớ rằng: “Gốc rễ của bình an là cầu nguyện”. Ân ban này phải được khẩn xin và phải được đón nhận mỗi ngày cùng với nghĩa vụ trong những trạng huống mà chúng ta gặp phải. Ngay những buổi đầu của năm mới này, tất cả chúng ta được kêu gọi để tái nhen nhúm lên trong con tim một động lực của hy vọng vốn phải được thể hiện ra nơi những hành vi cụ thể của bình an.
Mỗi người chúng ta phải thực thi những cử chỉ của tình huynh đệ tương xứng với đồng loại, đặc biệt là những ai đang trải nghiệm những căng thẳng trong gia đình hay những sự bất hòa thuộc các loại khác nhau. Những cử chỉ nhỏ bé này rất có giá trị: chúng có thể là hạt mầm trao ban hy vọng, chúng có thể mở ra những con đường và viễn tượng của bình an.
Giờ đây, chúng ta hãy khẩn cầu Đức Maria, Nữ Vương Hòa Bình. Trong suốt cuộc đời mình, Mẹ đã gặp phải không ít những khó khăn trói buộc Mẹ như khó nhọc hằng ngày của hành trình hiện sinh. Nhưng Mẹ chưa bao giờ đánh mất bình an trong tâm hồn, là hoa trái của sự phó thác đầy tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy khẩn nài Đức Mẹ, là Mẹ âu yếm của chúng ta, soi dẫn cho toàn thế giới con đường đảm bảo trong tình yêu và bình an.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha cũng đã gửi lời chào tất cả khách hành hương đến từ Ý và khắp mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt trong dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố bổ nhiệm 15 Hồng Y mới vào ngày 14 tháng Hai tới đây, trong đó có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, là Tổng Giám Mục Hà Nội.
3. Câu Chuyện Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Vào Đền Thánh
Theo luật Maisen cũng là tục lệ của người Do thái, những người con trai được sinh ra, nhất là con đầu lòng, sau 40 ngày bà mẹ phải đưa đến Đền thờ, trước là dâng con cho Chúa, sau là chính mình làm lễ tẩy uế.
Vậy sau khi Chúa Giêsu sinh ra được 40 ngày, Đức Maria đem con lên Đền thờ dâng cho Thiên Chúa theo luật Do thái. Mẹ Ngài hoàn toàn thanh sạch, không cần phải giữ luật ấy, nhưng Mẹ cũng thi hành đầy đủ lễ nghi, trước là vâng theo ý Chúa, sau là để người ta khỏi mắc phải sai lầm.
Hôm ấy, ông già Simêon là người hằng mong đợi được trông thấy Đấng Cứu Thế, lên Đền thờ cũng là ngày cha mẹ dâng Hài Nhi Giêsu trong Đền thờ. Vừa trông thấy Hài Nhi, được ơn trên soi sáng chỉ dẫn, ông rất vui mừng, vội đưa tay ẵm kính Hài Nhi và chúc tụng Thiên Chúa : “Lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành cho muôn dân : Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel dân Ngài” (Lc 2,29-32).
Hai Ông Bà thấy và nghe như thế thì lấy làm lạ, chưa kịp hỏi han gì thì cụ già Simêon nhìn lên Đức Mẹ mà thưa : “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người ta chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”(Lc 2,34-35). Đồng thời, nữ tiên tri Anna trông thấy Chúa Hài Nhi , bà cũng nói lên lời chúc tụng Thiên Chúa và nói lại cho người ta biết rằng chính Ngài là Vị Cứu Thế muôn dân đang chờ đợi.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Mặc dầu biết Đức Giêsu, con mình, là Con Thiên Chúa, Đức Maria và thánh Giuse vẫn tuân thủ tất cả những gì luật đòi buộc. Và sau cùng, để chuộc lại con mình, hai Ông Bà vì nghèo nàn chỉ dâng lên Thiên Chúa một đôi chim gáy với tất cả tấm lòng thành.
Lễ hôm nay cũng là Lễ Nến
Khi lễ này được du nhập vào phụng vụ Rôma, Đức Thánh Cha Sergiô I lại thêm vào nghi thức rước nến, vì vậy lễ dâng Chúa Giêsu vào Đền thờ hôm nay cũng được gọi là Lễ Nến, vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giêsu là Ánh Sáng của muôn dân.
Chính cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giêsu. Thánh Xôprôniô, Giám mục Giêrusalem đã nói: “Đây là ý nghĩa của mầu nhiệm : chúng ta tiến bước, đèn sáng trong tay, chúng ta hăm hở đi tới, mang theo đèn sáng để nói lên rằng ánh sáng đã chiếu soi chúng ta và ánh sáng đó sẽ làm cho chúng ta nên rạng ngời. Nào mau lên, tất cả chúng ta cùng nhau ra đón Chúa. Người là Ánh Sáng thật đã đến, Ánh Sáng chiếu soi mọi người sinh ra trên thế gian. Vậy, thưa anh em, mọi người chúng ta hãy đón nhận ánh sáng và hãy tỏa sáng” (Kinh Sách, các bài đọc ngày 02.02).
Cuộc rước trong phụng vụ hôm nay nói lên đời sống của mỗi tín hữu phải giãi chiếu ánh sáng cho người khác. Chúa Kitô là ánh sáng cho trần gian. “Ánh Sáng” là một từ thường được dùng để chỉ về sự sống và chân lý. Thiếu ánh sáng là cô đơn, nghi nan và lầm lạc. Chúa Kitô là Sự Sống cho thế gian và cho mọi người, Là Ánh Sáng chiếu soi, là Chân Lý giải thoát, Là tình Yêu viên mãn… Mỗi khi cầm nên đi trong đoàn kiệu, chúng ta thông phần vào ánh sáng của Chúa Kitô.
4. Buổi đọc kinh Truyền Tin Lễ Kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày đầu năm mới 2015, Đức Thánh Cha đã nhắc đến sự liên kết mật thiết giữa Chúa Kitô và Mẹ Ngài. “Không thể tách rời sự chiêm ngắm Chúa Giêsu, Ngôi Lời Sự Sống trở nên hữu hình và có thể đụng chạm đến được (Xc 1 Ga 1,1), ra khỏi sự chiêm ngắm Mẹ Maria Đấng đã trao ban cho Người tình thương và xác thể nhân trần của Mẹ”.
Nhân ngày đầu năm mới, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở các tín hữu nhớ đến ngày mình chịu phép rửa tội, tái khám phá món quà nhận được trong bí tích này, tái sinh chúng ta vào đời sống mới, sự sống thần linh. Việc tái sinh này qua Mẹ Giáo Hội, có mẫu gương là Mẹ Maria. Nhờ phép rửa, chúng ta được dẫn vào sự hiệp thông với Thiên Chúa và chúng ta không còn tùy thuộc sự ác và tội lỗi nữa. Trái lại chúng ta nhận được tình thương, sự dịu hiền và lòng từ bi của Chúa Cha trên trời.
Nhắc đến Ngày Hòa bình thế giới, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng kinh nguyện là cội rễ của hòa bình và hòa bình luôn luôn là điều có thể. Kinh nguyện làm cho hòa bình nẩy mầm. Ngày Hòa bình năm nay có chủ đề là ”không còn là nô lệ nữa, nhưng là anh chị em”. Sứ điệp này có liên hệ tới tất cả chúng ta. Tất cả đều được mời gọi bài trừ mọi hình thức nô lệ và xây dựng tình huynh đệ.
Đăng nhận xét